Nếu thị trường bất động sản ấm lên, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7%/năm vào cuối năm nay hoặc thậm chí không giảm thì nguồn tiền đáo hạn ngân hàng khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường này.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp có 4 đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành cũng theo đó, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động. Đây được cho là một trong những tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản.
Thực tế cho thấy, khi lãi suất cao, người dân thường có xu hướng gom tiền gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn, nhưng mỗi khi lãi suất xuống thấp, hầu hết lại tính đến chuyện rút tiền để đầu tư vào những kênh có khả năng sinh lời cao, trong đó bất động sản thường là lựa chọn hàng đầu.
“Đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không”, ông Khôi cho hay.
Ông Khôi cho rằng, nếu lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7% vào thời điểm cuối năm nay, nguồn tiền rẻ này có thể quay trở lại thị trường.
“Khi dòng tiền quay trở lại thị trường, nhiều người sẽ tìm đến các kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn so với kênh gửi tiết kiệm. Trong bối cảnh này, nếu nhìn lại quá khứ, thông thường thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng trước, sau đó sẽ đến thị trường bất động sản”, ông Khôi cho hay.

Thực tế, thị trường bất động sản cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực khi bắt đầu có giao dịch trở lại, lượng khách hàng quan tâm tìm hiểu đã tăng lên rõ rệt.
Trước những động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ Chính phủ cho thị trường bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, đây có lẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nghiên cứu và quyết định xuống tiền. Bởi nguồn cung bất động sản vẫn tiếp tục khan hiếm trong khi thị trường đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Nguồn tham khảo: Nhịp Sống Thị Trường | link gốc tại đây